Tôi
tên là: Chamaleá Thị Hiềng; Sinh năm 1987, Dân tộc: Raglai,
Nơi
ở hiện nay: Thôn Cầu Đá, xã phước Kháng, huyện Thuận
Bắc, tỉnh Ninh Thuận.
Gia
đình tôi có thành viên 05 người (
2 đưa con gái, 1 đứa đang học lớp 5, và 1 đứa
18 tuổi đã học hết lớp 12, do diều kiện
kinh tế khó khăn nên không đi học tiếp, hiện đang đi làm Công ty Gấu
Bông ; 02 vợ chòng và bà nội). Hai vợ chồng đều làm nông, thu
nhập chính từ trồng trọt, chăn nuôi gia đình
tôi thuộc diện hộ nghèo tại xã Phước Kháng, hàng tháng thu
nhập khoảng 3.000.000đ.
Việc
sử dụng nước sinh hoạt hàng ngày rất nhiều và thường dùng trực tiếp ngay vòi,
mua bi để dựng nước, không sạch sẽ, nước rất ô nhiễm, nhất là mùa mưa, gió, các
con vật, lá cây bay vô bi chưa không có nắp đựng,…..Trước khi nhận hỗ trợ bình
chứa nước sinh hoạt, hộ gia đình của tôi thường phải
đi tới các hộ có giếng để xin đỡ nước để dùng Mỗi khi bị cúp nước, hoặc khô nước
trong mùa hạn hán rất khó khăn, nhất là trong việc sinh hoạt, tắm rửa của
gia đình phải đi ra suối rất xa để lấy nước, tắm rửa nên có
lúc bị bệnh đau mắt đỏ hay tôi và 2 đứa con gái đôi lúc bị viêm nhiễm phụ khoa.

Từ
sau khi được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ cho hộ gia đình chị 01 bình chứa nước sinh hoạt
từ nguồn kinh phí do Dự án UN Women tài trợ, gia đình tôi
rất vui mừng, vì đã chủ động trong việc trữ nước để dùng trong sinh hoạt, đồng
thời, do thời tiết của huyện mùa khô kéo dài, nước ở ao, hồ thường bị
cạn, không có cho trâu, bò uống nên việc chủ động trữ nước đã giúp cho đàn gia
súc luôn có nước uống. Đồng thời gia đình tôi cũng yên tâm hơn khi có nước sạch để dùng,
không sợ bị các bệnh từ việc sử dụng các nguồn nước không hợp vệ sinh. Gia đình tôi
gửi lời cảm ơn chân thành đến cấp, các ngành đặc biệt là Hội LHPN tỉnh và Dự án
UN Women đã quan tâm, tạo điều kiện cho hộ gia đình chị được hưởng lợi từ dự
án.