Khả
năng tiếp cận công nghệ và giải pháp tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp.
Tôi tên: Phụng Thị
Thành, 51 tuổi
Nơi cư trú: Thôn
Văn Lâm 4, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận
Xin chia sẻ về
hoàn cảnh gia đình hiện tại: gia đình tôi có 6 người, trong đó nam giới 3 người,
nữ 3 người. Hiện nay 1 cháu đi Nghĩa vụ quân sự tại vùng 4 Hải quân, gia đình
thuộc hộ khó khăn.
Thu nhập chính của
gia đình tôi hiện nay là sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào chăn nuôi Bò vỗ béo
và trồng cây ngắn ngày như: trồng cây đậu đen, bắp, trồng cỏ, trồng lúa. Diện
tích canh tác 3,7 sào, trong đó trồng đậu đen và bắp 2 sào, còn 1,7 sào trồng cỏ
để chăn nuôi bò vỗ béo 8 con; thu nhập bình quân hộ gia đình 4 triệu đồng/tháng.
Khó khăn lớn nhất
hiện tại của gia đình trong việc canh tác thường xuyên đối mặt với nhiều thách
thức khi tiếp cận nguồn nước phục vụ nông nghiệp như: biến đổi khí hậu: thay đổi
thời tiết, như hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, làm giảm
khả năng cung cấp nước cho nông nghiệp và chăn nuôi. Hiện nay, nông dân ở nhiều
khu vực đang áp dụng một số công nghệ tiết kiệm nước hiệu quả, đặc biệt trong bối
cảnh hạn hán, nhân dân thường áp dụng 4 công nghệ sau: Tưới nhỏ giọt; Tưới phun
mưa; Thay đổi giống cây trồng; Kỹ thuật quản lý nước.
Số tiền tài trợ từ
Dự án gia đình sử dụng mua thiết bị lắp đặt hệ thống tưới tiêu, ống, co, bép,
keo…để phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm lượng nước tiêu thụ và tăng hiệu quả
sử dụng nước trong thực hiện tưới tiêu. Sau một tháng lắp các thiết bị nước,
tôi đã chủ động được nguồn nước trong trồng trọt nhờ đó mà các loại cây trồng
được tươi tốt hơn so với trước đây .
Gia đình gửi lời cảm ơn đến các cấp, các ngành
đặc biệt là Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women đã quan tâm tạo điều kiện cho gia
đình chị được hưởng lợi từ Dự án. Mong Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women sẽ tiếp
tục quan tâm thêm nhiều chị em hơn nữa trong thời gian tới; lan tỏa hoạt động
trong cộng đồng…
Khả
năng tiếp cân thông tin và dịch vụ về bạo lực trên cơ sở giới nhằm giảm nguy cơ
bị bóc lột tình dục và tăng cường bảo vệ khỏi bạo lực gia đình trong tình trạng
hạn hán
Tôi tên: Nguyễn
Sơn, 58 tuổi (chồng của Thị Quyên)
Nơi cư trú: Thôn
Văn Lâm 4, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận
Thông tin chung về
gia đình: có 6 khẩu, nghề chính hiện nay làm nông nghiệp và chăn nuôi Dê. Gia
đình thuộc hộ khó khăn.
Trước đây tôi có
suy nghĩ phụ nữ thì phải lo toan việc nhà bếp núc, chăm sóc con cái, đàn ông
thì làm những việc sản xuất nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi; ngoài những công
việc trên, thời gian rãnh nhậu với bạn bè thường xuyên say xỉn, về nhà vợ nói
thì chửi bới, đánh đập…
Sau khi tham gia các lớp tập huấn, truyền thông kiến thức về giới, bình
đẳng giới, được trực tiếp chia sẻ, trãi nghiệm hoạt động do Dự án Nước – Hội
LHPN tỉnh tổ chức, bản thân đã thay đổi cách nhìn trước đây. Vì vậy, hằng ngày
ngoài việc thực hiện công việc của mình, tôi luôn chia sẻ công việc nhà cùng với
vợ, con, cụ thể sau khi đi làm về phụ vợ nấu cơm, lặt rau; phát quan bụi rậm
xung quanh nhà; bơm nước tưới tiêu cho hoa màu… việc chia sẻ các công việc với
vợ và con gái giúp cho vợ và con có thời gian nghỉ ngơi,chăm sóc bản thân nhiều
hơn và thường tổ chức các buổi nấu ăn cùng nhau vào cuối tuần. Qua việc chia sẻ,
tôi thấy vợ và con tôi lúc nào cũng vui
vẻ hơn so với lúc trước. Nhờ có các hoạt động tập huấn, truyền thông của Hội
LHPN tỉnh mà gia đình tôi trở nên hạnh phúc hơn, tôi sẽ chia sẻ những kiến thức
đã được tập huấn đến với người thân trong họ hàng và hàng xóm xung quanh để lan
tỏa những điều tốt đẹp, đồng thời xin gửi lời cảm ơn đến các cấp, các ngành đặc
biệt là Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women đã quan tâm tạo điều kiện cho gia đình tôi
được hưởng lợi từ Dự án. Mong Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women sẽ tiếp tục quan
tâm thêm nhiều người dân hơn nữa trong thời gian tới.
