Khả năng tiếp cận công nghệ và giải pháp tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp.
Hộ
thứ nhất:
Tôi tên: Nguyễn Thị Cúc Chị, sinh
năm 1963
Nơi cư trú: Thôn 1, xã Nhị Hà, huyện
Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận
Tôi xin chia sẻ về hoàn cảnh gia đình
hiện tại: Vợ chồng tôi đã kết hôn được 30 năm và đã có 04 con, hiện
nay các cháu đã lập gia đình. Cháu thứ hai lấy chồng và cháu út
lấy vợ nhưng vẩn ở chung cùng gia đình. Hiện nay gia đình tôi gồm có
8 thành viên cùng sống chung 01 mái nhà. Vì kinh tế khó khăn con trai, con dâu phải đi làm ăn xa
nên vợ chồng phải chăm thêm 02 đứa cháu
Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nhiều năm liền
là hộ cận nghèo của địa phương, qua nhiều năm phấn đấu và được sự giúp đỡ
của địa phương đến năm 2023 gia đình tôi đã thoát được hộ cận nghèo và hiện nay
gia đình tôi thuộc diện hộ mới thoát nghèo. Tuy khó khăn nhưng vợ chồng tôi
vẫn giữ lại mảnh đất với diện tích hơn 5 sào để canh tác vì hiện
tại mảnh đất là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình.
Khó khăn lớn nhất hiện tại của gia đình trong việc canh
tác thường xuyên thiếu nước
vì hàng năm Xã Nhị Hà phải đối diện với thời tiết
nắng hạn kéo dài, nguồn nước thiếu trầm trọng, vào giữa năm 2022 mãng
cầu nhà tôi bị chết gần một nữa diện tích, thất thoát hơn 20 triệu đồng.
Vào ngày 14/10/2024 gia đình tôi đã được Hội phụ nữ xã đến
khảo sát mô hình và được sự quan tâm của hội phụ nữ Tỉnh Ninh Thuận và dự án. Gia
đình tôi được nhận được nhận
hỗ trợ 10 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm.
Số tiền tài trợ từ Dự án gia đình tôi đã sử dụng mua thiết
bị lắp đặt hệ thống tưới tiêu như: Mô tơ, ống, co, bép, keo…để bắt hệ thống
phun mưa tưới cây mãng cầu. Hệ thống tiết kiệm này sẽ giúp gia đình
tiết kiệm được nguồn nước như mùa mưa thì dự trữ nước vào các ao
hồ để sử dụng cho mùa nắng hạn và áp dụng bằng hệ thống tiết
kiệm rất hiệu quả. Từ khi đưa vào sử dụng gia đình tôi giảm đi lượng nước
hao hụt khi theo nước, giảm được thời gian theo nước 5 giờ/ ngày. Hệ thống phun
mưa này nó giúp rữa sạch lá có thể ngăn ngừa được sâu, rầy. Hy vọng trong thời
gian tới gia
đình tôi sẽ tiết kiệm được 5 trăm ngàn đến 1 triệu đồng chi
tiêu cho việc phun xịt sâu bệnh cho cây mãng cầu. Thời gian còn lại chồng tôi cắt
cỏ cho bò kiếm thêm thu nhập, còn tôi thì buôn bán cà phê kiếm thêm thu nhập để
có thể ổn định cuộc sống thoát nghèo bền vững.
Gia đình xin gửi lời cảm ơn sau sắc đến các
cấp, các ngành đặc biệt là Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women đã quan tâm tạo điều
kiện cho các gia đình tôi và rất nhiều gia đình chị em phụ nữ trong xã
được hưởng lợi từ Dự án. Tôi xin hứa sẽ sử dụng số tiền đúng mục đích
để phát triển kinh tế gia đình. Trong xã cũng còn rất nhiều chị em
mong muốn được áp dụng mô hình. Mong
Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women sẽ tiếp tục quan tâm thêm nhiều chị em hơn nữa
trong thời gian tới để hoạt động ý nghĩa này lan tỏa hoạt động trong cộng
đồng
Hộ thứ hai:
Tôi tên: Đặng Thị Ngọc Quỳnh, sinh năm 1976
Nơi cư trú: Thôn 1, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận
Thông tin chung về gia đình: Vợ chồng tôi có 04
người con, 02 trai và 02 gái. Hai cháu lớn đã có gia đình, nghề chính
hiện nay của gia đình là làm nông nghiệp, chăn nuôi bò và làm thuê.
Hoàn cảnh gia đình rất
khó khăn, vì con đông nên gia đình nhiều năm liền là hộ nghèo, cận
nghèo của địa phương. Qua nhiều năm phấn đấu và sự giúp đỡ của nhà
nước gia đình mới thoát hộ cận nghèo, hiện nay gia đình tôi thuộc diện hộ
mới thoát nghèo. Hiện vợ chồng tôi đang có diện tích 3 sào đất, phần
trước cất nhà ở và phần đất sau thì trồng Táo với diện tích 2 sào.
Khó khăn lớn nhất hiện
tại của gia đình trong việc canh tác là thường xuyên thiếu nước và đường
dẩn nước vào rất xa. Mỗi lần theo nước cho Táo phải đi bộ để theo
nước trên tuyến mương dài hơn 500m mới đến được vườn Táo. Bên cạnh đó
hàng năm xã Nhị Hà phải hứng chịu nắng hạn thường xuyên không có
nước để tưới tiêu, vào năm 2022 nắng hạn kéo dài, thiếu nước trầm trọng vợ
chồng tôi phải nhìn bông Táo và Táo non rụng rớt khắp mặt đất, năm
đó vợ tôi thất thu trên 30 triệu đồng.

Gia đình tôi được
Hội phụ nữ xã quan
tâm, khảo sát, giới thiệu cho Hội LHPN tỉnh để bắt hệ thống tưới
nước tiết kiệm
từ Dự án Nước là sự sống của UN Women tài trợ. Và thật vui mừng, khi biết được Dự
án và Hội LHPN các cấp, các ngành quan tâm và tạo điều kiện cho gia đình tôi được
nhận số tiền 10 tiệu đồng. Số tiền tài trợ từ Dự án gia đình tôi đã
sử dụng mua thiết bị lắp đặt hệ thống tưới tiêu như: Mô tơ, ống, co, bép, keo…để
bắt hệ thống phun mưa tưới cây Táo. Từ khi đưa vào sử dụng tôi thấy rất hiệu quả như: Thay vì mỗi lần theo nước phải
mất từ 5 đến 6 tiếng đồng, nhưng hiện tại chỉ mất tầm nữa tiếng,
bật mô tơ và để đó làm thêm công việc khác, giảm
được lượng nước hao hụt theo mương, giúp
rửa sạch lá và hy vọng sẽ giảm được rầy, sâu bệnh
trong thời gian tới. Trước đây chồng tôi phải ở nhà
chăm sóc, theo nước cho Táo, bây giờ chồng tôi đi làm thêm
ở xa kiếm thêm thu nhập 5 triệu/tháng, còn bản thân tôi vừa chăm vườn Táo
vừa có thời gian cắt cỏ cho bò tiết kiệm thêm 50.000 đồng/ ngày và vừa
chăm lo, nấu
ăn cho gia đình.

Gia đình xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các
cấp, các ngành đặc biệt là Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women đã quan tâm tạo điều
kiện cho các gia đình tôi và rất nhiều gia đình chị em phụ nữ trong xã
được hưởng lợi từ Dự án. Gia đình tôi xin hứa sẽ sử dụng số tiền đúng
mục đích để phát triển kinh tế gia đình thoát nghèo bền vững. Trong
xã cũng còn rất nhiều chị em mong muốn được áp dụng mô hình. Mong Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women sẽ tiếp
tục quan tâm thêm nhiều chị em hơn nữa trong thời gian tới để hoạt động ý
nghĩa này lan tỏa hoạt động trong cộng đồng.
Khả năng tiếp cận và năng lực trữ nước sinh hoạt tại các hộ gia đình
Tôi tên: Nguyễn Thị Kim Ánh, sinh năm
Cư ngụ tại: Thôn 2, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận
Thông tin về gia đình: Vợ chồng có 02 cháu gái và đã lấy chồng xa cách đây 5 năm. Vào năm 2023, chồng tôi cũng đã qua đời, hiện tôi sống một mình.
Vì tuổi đã cao, thường xuyên bệnh đau nên không thể lao động nặng được, sống nhờ phụ cấp ít ỏi của 02 cháu nên kinh tế khó khăn. Nhiều năm liền gia đình tôi thuộc hộ cận nghèo của địa phương.
Khó khăn lớn nhất hiện tại của gia đình trong việc sử dụng nguồn nước: Nhà tôi sống cuối thôn cách khu dân cư khá xa nên nguồn nước sạch chưa có. Cách đây mấy năm tôi có xây được một nhà vệ sinh, tuy nhiên không có nước để sử dụng nên bỏ không và đã xuống cấp. Nguồn nước sử dụng của gia đình tôi hàng ngày là nhờ vào cái hồ sát nhà, còn nước uống thì phải xuống nhà chị em chở về để uống. Tuổi đã cao hàng ngày phải chở từng thùng nước về để sinh hoạt như uống, nấu ăn, tắm, rất vất vả. Có khi bản thân bệnh không thể chở nước phải tắm nước ao rất nguy hiểm cho sức khỏe như bệnh về phụ khoa, mắt…
Gia đình tôi được Hội phụ nữ xã quan tâm giới thiệu cho Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women hỗ trợ một bồn chứa nước. Từ khi có bồn, tôi đã sử dụng để chứa nước mưa để nấu ăn, uống hàng ngày và các hoạt động khác, giúp cho tôi có nguồn nước sạch để sử dụng bảo vệ sức khỏe, đặt biệt giúp tôi đỡ vất vả trong việc chuyên chở nước để sử dụng hàng ngày.
Gia đình xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cấp, các ngành đặc biệt là Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women đã quan tâm tạo điều kiện cho các gia đình tôi và rất nhiều gia đình chị em phụ nữ trong xã được hưởng lợi từ Dự án. Tôi xin đại diện các gia đình trong địa phương xin chúc sức khỏe đến tất cả mọi người và mong Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women sẽ tiếp tục quan tâm thêm nhiều chị em hơn nữa trong thời gian tới để hoạt động ý nghĩa này lan tỏa hoạt động trong cộng đồng.