Câu chuyện thực hiện dự án tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp năm 2024 của xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận

Khả năng tiếp cận và năng lực trữ nước sinh hoạt tại các hộ gia đình

Hộ thứ nhất

Tôi tên: Bà Râu Thùy Trang, 29 tuổi

Nơi cư trú: Thôn Là A, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận

Xin chia sẻ về hoàn cảnh gia đình hiện tại: Gia đình tôi gồm có 3 người, tôi, chồng tôi và một đứa con trai học lớp 2. Gia đình thuộc hộ khó khăn của xã.

Thu nhập chính của gia đình hiện tại là nhờ chồng đi làm thuê ở gần nhà, thu nhập rất bấp bênh, một ngày chỉ được 260.000 đ, ngày có, ngày không, mọi thứ sinh hoạt của gia đình đều nhờ vào đồng tiền làm thuê hàng ngày của người chồng, còn tôi thì ở nhà làm 2 sào ruộng đủ để ăn và chăn nuôi thêm 3 con bò.

Trong thời gian qua tình hình hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt cho gia đình cũng như trong chăn nuôi. Hiện tại gia đình đang sử dụng hệ thống nước máy, tuy nhiên vào mùa nắng thì thường xuyên bị cúp nước, gia đình không có tiền để mua nước uống và nấu ăn nên cũng hay ra suối lấy nước để nấu ăn và sinh hoạt, nhưng nước suối vào mùa hạn rất dơ và ô nhiễm.

Việc thiếu nước sạch ảnh hưởng rất lớn đến các thành viên trong gia đình như tắm rửa, nấu ăn. Vào mùa khô hạn gia đình khắc phục việc thiếu nước sạch bằng cách dùng các vật dụng như xô, can để trữ nước đủ để nấu ăn và uống còn tắm, giặt thì gia đình hay ra suối, nước suối thì bị ô nhiễm dễ ảnh hưởng đến bệnh phụ khoa đối với phụ nữ, trẻ em và đau mắt, tiêu chảy…

Chính vì khó khăn trên mà thời gian qua được sự quan tâm của Hội LHPN cấp trên và chính quyền địa phương đã quan tâm hỗ trợ cho gia đình tôi được 1 cái bồn để chứa nước vào mùa hạn hán.

          Khi nhận được bồn nước tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian vì khoảng cách từ nhà tôi đến suối khá xa khoảng 1.500 m thay vì thời gian đó tôi có thể làm các công việc khác quan trọng cho gia đình và nguồn nước dự trữ được trong bồn giúp gia đình đảm bảo về sức khỏe; đồng thời chủ động hơn trong việc sử dụng mỗi khi cúp điện, nước dự trữ trong bồn bảo đảm vệ sinh hơn …

          


 Gia đình gửi lời cảm ơn đến các cấp, các ngành đặc biệt là Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women đã quan tâm tạo điều kiện cho gia đình tôi được hưởng lợi từ Dự án. Mong Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women sẽ tiếp tục quan tâm thêm nhiều chị em hơn nữa trong thời gian tới; lan tỏa hoạt động trong cộng đồng…

 

Hộ thứ hai:

Tôi tên: Bà Râu Thị Huyênh, 53 tuổi

Nơi cư trú: Thôn Gía, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận

Xin chia sẻ về hoàn cảnh gia đình hiện tại: Gia đình tôi gồm có 4 người, tôi, chồng tôi, một đứa con và 1 đứa cháu, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo của xã.

Thu nhập chính của gia đình hiện tại là nhờ là sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào trồng cây ngắn ngày như: trồng cây đậu đen, bắp, trồng lúa nước với diện tích 4 sào, trong đó diện tích trồng đậu, bắp 2 sào cho thu nhập khoảng 150kg/sào, bình quân thu nhập chưa được 1 triệu đồng/ tháng, lúa trồng chủ yếu để ăn.

Trong thời gian qua tình hình hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt cho gia đình. Hiện tại gia đình đang sử dụng hệ thống nước máy, tuy nhiên vào mùa nắng thì thường xuyên bị cúp nước, gia đình không có tiền để mua nước uống và nấu ăn nên cũng hay ra suối lấy nước để nấu ăn và sinh hoạt, nhưng nước suối vào mùa hạn rất dơ và ô nhiễm dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, vào mùa khô nước suối hầu như rất ít và rất bẩn nên không sử dụng mỗi khi nước bị cúp.

Chính vì khó khăn trên mà thời gian qua được sự quan tâm của Hội LHPN cấp trên và chính quyền địa phương đã quan tâm hỗ trợ cho gia đình tôi được 1 cái bồn để chứa nước vào mùa hạn hán.

          Khi nhận được bồn nước tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian vì khoảng cách từ nhà tôi đến suối khá xa khoảng 600m thay vì thời gian đó tôi có thể làm các công việc khác quan trọng cho gia đình và nguồn nước dự trữ được trong bồn giúp gia đình đảm bảo về sức khỏe.

Việc thiếu nước sạch ảnh hưởng rất lớn đến các thành viên trong gia đình như tắm rửa, nấu ăn. Vào mùa khô hạn gia đình khắc phục việc thiếu nước sạch bằng cách dùng các vật dụng như xô, can để trữ nước đủ để nấu ăn và uống còn tắm thì gia đình hay ra suối nước suối dễ bị ô nhiễm gây ra bệnh phụ khoa đối với phụ nữ, trẻ em và đau mắt, tiêu chảy…




 Gia đình gửi lời cảm ơn đến các cấp, các ngành đặc biệt là Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women đã quan tâm tạo điều kiện cho gia đình chị được hưởng lợi từ Dự án. Mong Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women sẽ tiếp tục quan tâm thêm nhiều chị em hơn nữa trong thời gian tới; lan tỏa hoạt động trong cộng đồng…

 

Khả năng tiếp cận công nghệ và giải pháp tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp.

Tôi tên: Tạ Yên Thị Cảm, 34 tuổi

Nơi cư trú: Thôn Là A, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận

Xin chia sẻ về hoàn cảnh gia đình hiện tại: gia đình tôi có 5 người, trong đó có 2 vợ chồng và 3 đứa con; 3 người con đều là con trai, các con đều đang đi học. Cháu lớn nhất hiện đang học tại trường Dân tộc bán trú huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cháu thứ 2 đang học tại trường trung học phổ thông bán trú – trung học cơ sở Phước Hà, còn cháu thứ 3 đang học mẫu giáo.

Gia đình tôi thuộc diên hộ cận nghèo của xã, thu nhập chính của gia đình chủ yếu là sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào chăn nuôi bò và trồng cây ngắn ngày như: trồng cây đậu đen, bắp, trồng lúa nước. Ngoài ra gia đình tôi cũng được nhà nước quan tâm hỗ trợ 10 con heo của dự án giảm nghèo, hiện nay heo cũng đang phát triển; thu nhập bình quân gia đình 1,5 triệu đồng/tháng.

Diện tích canh tác 5 sào, trong đó trồng đậu đen và bắp 2 sào nhờ vào mùa mưa hàng năm nhưng do thời tiết không thuận lợi nên thu nhập rất thấp khoảng 40 kg/ sào, với số tiền 35.000đ/kg, còn  trồng lúa 2  sào một năm trồng được 2 vụ, nhiều sâu bệnh hại nên năng suất không cao chỉ khoảng 700kg/2 sào gia đình trồng chủ yếu để ăn, trồng cỏ 01 sào để chăn nuôi bò 6 con, gia đình có trồng thêm chuối nuôi heo và dự kiến sẽ trồng thêm rau muống.

Khó khăn lớn nhất hiện tại của gia đình trong việc canh tác đó là thường xuyên thiếu nước. Xã Phước Hà hàng năm phải đối diện với thời tiết nắng hạn kéo dài, nguồn nước thiếu trầm trọng. Mặt dù gia đình tôi có đất, tuy nhiên do hạn hán nên việc cho sản lượng của các loại cây trồng rất thấp. Cụ thể vào năm 2019 thời tiết không mưa hoa màu chết hết ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

Được sự quan tâm của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, huyện và chính quyền địa phương lập danh sách gia đình tôi để hỗ trợ số tiền mua các thiết bị tưới tiêu thuộc Dự án nước là sự sống, tôi được hỗ trợ số tiền 10 triệu đồng. Sau đó chồng tôi mua các thiết bị như mô tơ bơm nước, ống tiết kiệm và các thiết bị cần thiết khác để phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm lượng nước tiêu thụ và tăng hiệu quả sử dụng nước trong thực hiện tưới tiêu. Sau một tháng lắp các thiết bị nước, tôi đã chủ động được nguồn nước trong trồng trọt nhờ đó mà các loại cây trồng được tươi tốt hơn so với trước đây.

 

 

 Gia đình gửi lời cảm ơn đến các cấp, các ngành đặc biệt là Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women đã quan tâm tạo điều kiện cho gia đình chị được hưởng lợi từ Dự án. Mong Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women sẽ tiếp tục quan tâm thêm nhiều chị em hơn nữa trong thời gian tới; lan tỏa hoạt động trong cộng đồng…



 

Khả năng tiếp cân thông tin và dịch vụ về bạo lực trên cơ sở giới nhằm giảm nguy cơ bị bóc lột tình dục và tăng cường bảo vệ khỏi bạo lực gia đình trong tình trạng hạn hán

Tôi tên: Trà Văn Xin, 31tuổi (chồng của chị Chamalé Thị Nhận)

Nơi cư trú: Thôn Rồ Ôn, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận

Gia đình tôi gồm có 4 khẩu, 2 nam, 2 nữ; tôi có 2 đứa con, con thứ nhất sinh năm 2013, đứa thứ 2 sinh năm 2021. Thu nhập chính của gia đình tôi hiện nay là sản xuất nông nghiệp phụ thuộc trồng cây ngắn ngày như: trồng cây đậu đen, bắp, trồng lúa và cây mít thái. Ngoài ra tôi có làm thêm nghề phụ hồ trong làng để tiện phụ giúp gia đình. Trước đây suy nghĩ của tôi là việc nhà của phụ nữ nên vợ tôi đảm trách các công việc như: nấu ăn, chăm con, dọn dẹp nhà cữa, giặt quần áo…và còn cùng tôi trong việc trồng trọt như gieo trồng cây, nhổ cỏ….còn tôi thì ngoài làm việc phụ hồ thì chỉ xem thử vườn cây có tốt hay không, thời gian rảnh tôi cũng thường xuyên gặp bạn bè để uống rượu lai rai vào các buổi chiều trong tuần .

Sau khi tham gia các lớp tập huấn, truyền thông kiến thức về giới, bình đẳng giới, được trực tiếp chia sẻ, trãi nghiệm hoạt động do Dự án tổ chức, bản thân nhận thức và thay đổi việc thực hiện giới và Bình đẳng giới trong gia đình rất quan trọng, các thành viên trong gia đình luôn quan tâm gíup nhau chia sẻ công việc nhà cùng với vợ, con khi đi làm về phụ vợ nấu cơm, lặt rau; phát quang bụi rậm xung quanh nhà; bơm nước tưới tiêu cho hoa màu…để vợ có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân nhiều hơn.

 

 

Qua việc tôi chia sẻ một số công việc nhà với vợ và hạn chế lai rai với bạn bè, tôi thấy vợ tôi vui hẳn ra, các con hay chơi và nói chuyện với tôi nhiều hơn, tôi cảm thấy gia đình hạnh phúc. Gia đình gửi lời cảm ơn đến các cấp, các ngành đặc biệt là Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women đã quan tâm tạo điều kiện cho gia đình anh chị được hưởng lợi từ Dự án. Mong Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women sẽ tiếp tục quan tâm thêm nhiều chị em hơn nữa trong thời gian tới; lan tỏa hoạt động có ý nghĩa trong cộng đồng…



Tin Mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 46
  • Hôm nay: 130
  • Trong tuần: 1015
  • Tất cả: 84254

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH NINH THUẬN

Địa chỉ: Đường Phan Chu Trinh, Khu phố 6, Phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Điện thoại: 0259.3822665   Email: hoiphununinhthuan@gmail.com