Câu chuyện thực hiện dự án tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp năm 2024 của xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận

Khả năng tiếp cận công nghệ và giải pháp tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp.

       Tôi tên:  Chamaléa Thị Nhé, sinh năm 1985,

Nơi cư trú: thôn Động Thông, xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

Tôi xin chia sẻ về hoàn cảnh gia đình hiện tại:  Gia đình tôi gồm có 4 thành viên, cháu lớn 22 tuổi đã đi làm, còn cháu út nhỏ hiện tại đang học lớp 4. Gia đình tôi thuộc một trong những hộ gia đình khó khăn tại xã Phước Chiến.

Thu nhập chính của gia đình hiện tại chủ yếu là từ việc trồng trọt và chăn nuôi, mỗi tháng gia đình tôi thu nhập được khoảng 4.000.000đ. Thu nhập này nhìn chung  rất ít ỏi không đủ để gia đình tôi chăm lo cho cuộc sống.  

Gia đình tôi chủ yếu trồng bắp, đậu, khoai mì, bên cạnh đó chúng tôi cũng trồng thêm một ít rau củ quả và để phục vụ thức ăn hàng ngày cho gia đình và cây ăn trái với diện tích 300m2

          Hiện tại khó khăn lớn nhất của gia đình trong việc canh tác là thường xuyên thiếu nước, đất xấu nên phải cải tạo lại đất, mùa mưa thì lượng nước nhiều nhưng đến mùa nắng là nước rất hạn chế chỉ đủ sử dụng sinh hoạt cho gia đình, không đủ để phục vụ cho trồng trọt. Do đó nhìn chung thời tiết không có mưa, hạn hạn kéo dài thì gia đình tôi không thể sản xuất được. Hơn nữa không có đủ kinh phí để áp dụng công nghệ cao vào trồng trọt.

Ngày 15/11/2024 Hội LHPN tỉnh phối hợp với Bưu điện đã chi cho gia đình tôi số tiền 5.000.000đ từ Dự án Nước là sự sống. Gia đình tôi đã rất vui mừng, phấn khởi tiến hành mua các dụng cụ theo Bản cam kết đã ký như mua ống nước, bẹt phun để lắp đặt hệ thống tưới tiêu tiết kiệm…. Nhờ có hệ thống tưới nước tiết kiệm, gia đình tôi đã tiến hành cải tạo đất, làm hàng rào để khỏi bò dê phá, bên cạnh đó gia đình chúng tôi cũng mua thêm giống cây trồng để sản xuất.

 

Hộ gia đình Chamaléa Thị Nhé khi được dự án hỗ trợ để lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm.

 

          Hệ thống tiết kiệm này giúp gia đình chúng tôi tiết kiệm được nguồn nước, từ khi đưa vào sử dụng đã đạt được hiệu quả cao như: giảm sâu bệnh, giảm lượng nước tiêu thụ, giúp cho gia đình tôi giảm bớt chi tiêu trong việc phòng trừ sâu bệnh, mở rộng diện tích trồng trọt, nguồn nước tưới ổn định, cây trồng phát triển ổn định.

          Gia đình chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cấp, các ngành, đặc biệt là Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women đã quan tâm tạo điều kiện cho gia đình tôi được hưởng lợi từ dự án. Tôi xin hứa sẽ sử dụng số tiền mà dự án hỗ trợ đúng mục đích để phát triển kinh tế cho gia đình. Mong Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women sẽ tiếp quan tâm nhiều hơn nửa trong thời gian tới để hoạt động ý nghĩa này lan tỏa mạnh mẻ hơn trong cộng đồng.

          

    Khả năng tiếp cận và năng lực trữ nước sinh hoạt tại các hộ gia đình

         Tôi tên:  Ca Dá Thị Hoành, sinh năm 1983.

Nơi cư trú:  thôn Đầu Suối A, xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

          Gia đình tôi gồm có 4 thành viên: hai vợ chồng tôi cùng với hai đứa con, đứa con gái lớn đã lập gia đình, còn đứa con trai hiện tại đang học lớp 6, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, gia đình tôi thuộc một trong những hộ cận nghèo tại xã Phước Chiến.

          Thu nhập chính hiện tại của gia đình chủ yếu là từ việc làm nương rẫy và  làm thuê, bênh cạnh đó gia đình tôi còn nuôi thêm heo, gà, bò, dê,…tổng thu nhập khoảng 3.800.000đ.

          Trước khi nhận bồn chứa nước thì gia đình thường chứa nước vào những chiếc lu, xô, canh khoảng 20 lít đến 30lít, không đảm bảo đủ nước phục vụ cho sinh hoạt gia đình, vì thường bị rong rêu, bụi bẩn, lá cây, côn trùng bay vào … nên dẫn đến nguồn nước không đảm bảo vệ sinh dẫn đến các loại bệnh như tiêu chảy, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, gây viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ và trẻ em…. ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đồng thời những lúc bị cúp nước không đủ nước sinh hoạt gây khó khăn cho cả gia đình.

Việc thiếu nước sạch sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, ô nhiễm nguồn nước kéo dài gây thiếu nước sạch sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác. Do vậy, nhiều lúc gia đình tôi thuộc hộ nghèo lại bị bệnh nữa nên rất khó khăn nhiều lúc không có tiền để đi khám bệnh, mua thuốc uống.

          

Hình ảnh hộ gia đình Ca Dá Thị  Hoành khi chưa có bồn chứa nước.

 

Sau khi nhận bình chứa nước với dung tích 500 lít gia đình tôi đã tiết kiệm được một khoảng tiền mua nước. Đồng thời nguồn nước được sử dụng đảm bảo sạch sẽ, an toàn, đủ nguồn nước nhất là những lúc bị cúp nước đã làm cho các thành viên trong gia đình đều rất yên tâm. Và một điều đáng mừng cho gia đình tôi nữa đó là khi chưa có bình chứa nước, gia đình tôi thường sử dụng nước trực tiếp trên vòi nước nên không kiểm soát được lượng nước, không tiết kiệm được nước. khi có bồn nước được dự án hỗ trợ, tôi nghĩ rằng gia đình tôi sẽ tiết kiệm nước rất nhiều.


 

          Gia đình tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cấp, các ngành, đặc biệt là Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women đã quan tâm tạo điều kiện cho gia đình tôi được hưởng lợi từ dự án. Mong Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women sẽ tiếp quan tâm nhiều hơn nửa trong thời gian tới để hoạt động ý nghĩa này lan tỏa mạnh mẻ hơn trong cộng đồng.

                  

Khả năng tiếp cận và năng lực trữ nước sinh hoạt tại các hộ gia đình

Tôi tên là Ca Dá Thị Quến, sinh năm 1985, hiện đang sinh sống tại thôn Đầu Suối A, xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

       Gia đình tôi gồm có 4 thành viên: hai vợ chồng và hai đứa con trai, con trai đầu đang học lớp 7 và con trai út năm nay 4 tuổi, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo tại xã Phước Chiến. Tổng thu nhập hàng tháng của gia đình khoảng 3.500.000đ chủ yếu là từ trồng trọt, chăn nuôi và thu nhập của chồng từ việc đi làm phụ hồ tại Cam Ranh.

        Trước khi nhận bồn chứa nước thì gia đình tôi gặp nhiều khó khăn trong việc dự trữ nước sạch để phục vụ sinh hoạt cho gia đình; gia đình chỉ chứa được một lượng nước rất ít trong những cái lu, xô, chậu không đảm bảo được nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt gia đình. Việc dự trữ nước trong lu do không đậy kí nên nguồn nước không đảm bảo được vệ sinh thường xuyên bị đóng rong rêu, bụi bẩn, côn trùng bay vào dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình cũng. Việc thường xuyên sử dụng nước không đảm bảo dẫn đến các thành viên trong gia đình hay bị mắc các bệnh ngoài da, đường ruột… Đồng thời, khi chưa có bồn chứa nước, gia đình tôi thường sử dụng nước trực tiếp trên vòi nước nên không kiểm soát được lượng nước, không tiết kiệm được nước. Cuộc sống khó khăn và trước những nguy cơ bệnh tật do thiếu nước, gia đình tôi ước ao có được 01 bồn chứa nước để sử dụng. Niềm vui đã được đến với gia đình tôi khi được Hội LHPN tỉnh, Dự án UN Women trao tặng 01 bồn chứa nước sinh hoạt.

 

           

Hình ảnh hộ gia đình Ca Dá Thị Quến khi chưa có bồn chứa nước.

 

Khi nhận được bồn nước 500 lít từ dự án hỗ trợ, gia đình tôi rất vui mừng và phấn khởi, nhờ sự hỗ trợ này mà gia đình tôi đã tiết kiệm được nước, có nguồn nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình, đảm bảo sức khỏe cũng như tiết kiệm được thời gian trữ nước.

         

 

Gia đình tôi xin gửi lời cảm ơn  đến các cấp, các ngành, đặc biệt là Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women đã quan tâm tạo điều kiện cho gia đình tôi được hưởng lợi từ dự án. Mong rằng Hội LHPN tỉnh và Dự án UN Women sẽ tiếp tục quan tâm nhiều hơn nửa trong thời gian tới để hoạt động ý nghĩa này lan tỏa mạnh mẽ hơn trong cộng đồng.

         



Tin Mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 47
  • Hôm nay: 135
  • Trong tuần: 1020
  • Tất cả: 84259

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH NINH THUẬN

Địa chỉ: Đường Phan Chu Trinh, Khu phố 6, Phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Điện thoại: 0259.3822665   Email: hoiphununinhthuan@gmail.com