I. Các thuật ngữ liênquan đến Cuộc vận động
1. Hàng Việt Nam:
Hàng Việt Nam là sản phẩm hàng hoá được sản xuất, lắp ráp và các dịch vụđược thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ pháp luật của Nhà nước ViệtNam; không phải hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài.
Hàng hoá thương hiệu Việt là hàng hoá do các doanh nghiệp, nhà sản xuất kinh doanh trênlãnh thổ Việt Nam sở hữu và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam.
Hànghóa, dịch vụ trong nước chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật hiệnhành như: Luật Chất lượng; Luật Đo lường; Luật An toàn thực phẩm; Luật Tiêuchuẩn, quy chuẩn;…
2.Các sản phẩm OCOP:
OCOP (viết tắt theo tiếng Anh là: One Commune One Product)là Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” .
Chươngtrình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướngphát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khaithực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phinông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do cácthành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thểthực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sáchđể thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lývà giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn,hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiếnthương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.
Nhờáp dụng công nghệ cao vào ngành nông nghiệp, nhiều nông dân, cơ sở sản xuất,doanh nghiệp, công ty ở tỉnh ta đã cho ra đời ngày càng nhiều sản phẩm OCOP đápứng nhu cầu về chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng. Tiêu biểu như: nhotươi Thái An, nho tươi Ba Mọi, tỏi Ninh Hải, Táo mật Ninh Sơn, hạt chuối hột côđơn Bác Ái, bưởi da xanh Phước Bình, măng tây Ninh Thuận, heo đen, gà đồi Suốiđá, táo sấy Thái Thuận, rượu vang Ba Mọi…vv..
Chươngtrình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” giúp cho các chủ thể tham gia nói chung vàđồng bào dân tộc thiểu số tỉnh ta nói riêng ngày càng nâng cao thu nhập thôngqua chuẩn hóa sản phẩm với chất lượng cao và xúc tiến thương mại, kết nối cungcầu trong và ngoài tỉnh.
TỉnhNinh Thuận quyết tâm đẩy mạnh chương trình với mục tiêu có thêm nhiều sản phẩmđạt chuẩn OCOP cấp tỉnh và cấp quốc gia. Khi đến Ninh Thuận, người tiêu dùng vàdu khách không những đến với biển xanh, cát trắng, nắng vàng… mà còn có cơ hộithưởng thức những sảnphẩm OCOP đặc trưng – đặc sản của vùng đất, con người Ninh Thuận.
3. Hàng nhập lậu, hànggiả, hàng nhái
Hàng nhập lậu là hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu từ nướcngoài vào Việt Nam theo quy định của pháp luật; không làm thủ tục hải quan theoquy định; không có hoá đơn, chứng từ theo quy định hoặc hoá đơn, chứng từ khônghợp pháp (như hoá đơn giả, hoá đơn lập khống, hoá đơn mua bán bất hợp pháp, hoáđơn đã qua sử dụng, tem giả, tem đã qua sử dụng...)
Hànggiả làhàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồngốc, tiêu chuẩn chất lượng sản phảm đã được công bố, tên gọi và công dụng củahàng hoá; giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá; giả mạo về sở hữu trí tuệ;hàng hoá là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giảhoặc quyền liên quan.
4. Người sản xuất, ngườitiêu dùng
Người sản xuất bao gồm các tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tấtcả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặccung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêudùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức; các cá nhân, tổ chức, cơ quan,doanh nghiệp trong mua sắm công và các loại hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuấtkinh doanh.
II. Phát huy trí tuệ,tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc nhằm nâng cao chất lượng, sứccạnh tranh của hàng hoá Thương hiệu Việt trong điều kiện phát triển kinh tế thịtrường và hội nhập quốc tế
Trải qua hơnbốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, nền văn hiến lâu đời của dân tộc như nguồnsức mạnh vô địch đưa đất nước vượt qua mọi hiểm nguy, đánh bại mọi kẻ thù xâmlược bảo vệ giang sơn bờ cõi. Lịch sử từng chứng minh rằng, trước mọi thử tháchcủa dân tộc, nếu biết khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, phát huy trítuệ của nhân dân thì sẽ thành công.
Cuộc vận động “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được phát động theo tinh thần Thông báo Kếtluận số 264-TB/TW, ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị nhằm mục đích phát huy mạnhmẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêudùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sứccạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cuộc vậnđộng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là vận động hết thảy mọi tổchức, cá nhân người Việt Nam dành sự ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng Việt Namthay vì sử dụng hàng nhập khẩu từ nước ngoài có chất lượng, giá cả, công dụngsản phẩm tương đương; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệpphát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá,dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đóng góp cho ngân sách nhànước. “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không phải là hành vi phânbiệt đối xử đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài.
III. Mục đích, ý nghĩaCuộc vận động
Nhằm phát huy mạnhmẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêudùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sứccạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Cuộc vận động “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cóý nghĩa sâu sắc, tầm quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài đối với sự pháttriển bền vững của nền kinh tế đất nước. Là Cuộc vận động rộng lớn về khônggian, thời gian, mà cụ thể là toàn dân Việt Nam ở trong nước cũng như Kiều bàota ở ngoài nước, từ người tiêu dùng đến người sản xuất, từ chủ doanh nghiệp đếnngười công nhân, nông dân, trí thức và học sinh, từ người già đến người trẻ… từthành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khókhăn, biên giới, hải đảo… Vì vậy,đòi hỏi cả hệ thống chính trị (các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và cácđoàn thể chính trị - xã hội) từ Trung ương đến cơ sở, các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà sản xuất kinhdoanh, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và mỗi người dân Việt Nam ởtrong nước cũng như ở nước ngoài bằng những việc làm, hành động thiết thực thamgia hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động với tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc,ý thức, trách nhiệm trước vận mệnh, tiền đồ tương lai của dân tộc Việt Nam.
Qua hơn 10 năm tổ chứcthực hiện, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước,lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam trong sử dụng hàng Việt Nam;góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và ansinh xã hội.
Có thể khẳng định rằng,Cuộc vận động là một giải pháp cần thiết, quan trọng trong thực hiện nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn hiện nay. Tin tưởng rằng, nếumỗi người dân Việt Nam đều có khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúcthể hiện qua hành động tích cực ưu tiên sử dụng hàng Việt, thì chắc chắn cả dântộc ta sẽ thực hiện được khát vọng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dânhạnh phúc như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.