TÀI LIỆU SINH HOẠT HỘI VIÊN QUÝ II NĂM 2022 Nội dung: Về công tác phòng, chống tội phạm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
      
      Thời gian gần đây, tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông, mạng internet, mạng xã hội vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra trên toàn quốc với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội.



     Ngoài các thủ đoạn phổ biến trong thời gian qua, như: Kết bạn làm quen qua mạng xã hội (Facebook, Zalo...) hứa hẹn tình cảm yêu đương, tặng quà rồi lừa đảo; Chiếm quyền quản trị (hack) hoặc giả lập các tài khoản mạng xã hội của người dân rồi nhắn tin, lừa gạt người thân quen của chủ tài khoản chuyển tiền sau đó chiếm đoạt; Tạo lập các website sàn giao dịch tài chính, thương mại điện tử, chứng khoán quốc tế để lôi kéo người dân tham gia đầu tư, sau đó can thiệp vào hệ thống để chiếm đoạt số tiền của người tham gia; Đăng thông tin giả mạo về các hoàn cảnh khó khăn để vận động quyên góp và chiếm đoạt số tiền huy động được...
Thời gian gần đây nổi lên một số thủ đoạn như sau:

     1.
Giả danh các nhà mạng gọi điện thông báo số thuê bao điện thoại của bạn đã trúng thưởng tài sản có giá trị lớn, để nhận được tài sản đó phải mất phí, nếu đồng ý thì mua thẻ cào nạp vào số tài khoản mà các đối tượng lừa đảo cung cấp, khi người dân đóng tiền vào đế nhận thưởng thì các đối tượng chặn liên lạc lại và chiếm đoạt số tiền đó. 

      2.
Đối tượng giả danh là cán bộ Ngân hàng gọi điện cho bị hại thông báo bị hại có người chuyển tiền vào tài khoản nhưng do bị lỗi nên chưa chuyển được hoặc thông báo phần mềm chuyển tiền Internet Banking của khách hàng bị lỗi...
nên yêu cầu khách hàng cung cấp mã số thẻ và mã OTP để kiểm tra. Các đối tượng sử dụng thông tin bị hại cung cấp để truy cập vào tài khoản và rút tiền của bị hại. 

      3.
Giả danh Công an, Tòa án gọi điện thông báo người dân có liên quan đến vụ án hoặc xử phạt nguội vi phạm giao thông, yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản mà các đối tượng lừa đảo đưa ra để phục vụ công tác điều tra, xử lý. Khi người dân do lo sợ và chuyến tiền vảo tài khoản các đối tưọng yêu cầu thì các đối tượng chuyển tiếp số tiền đó vào nhiều tài khoản khác và chiếm đoạt.

      4. Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và nhu cầu kiếm tiền nhanh của bị hại, các đối tượng giả mạo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện t để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn lập các trang Facebook giả mạo các nhãn hàng, trang thương mại điện tử như: Tiki.vn, Lazada, TokyoLive, Shopee.. .và chạy quảng cáo, khi bị hại nhắn tin hỏi cách thức làm cộng tác viên
, các đối tượng sẽ gửi các thông tin về công ty, nhân viên chăm sóc khách hàng... và yêu cầu gửi thông tin cá nhân, kết bạn Zalo để tư vấn. Ban đầu đối tượng gửi đường dẫn các sản phẩm có giá trị nhỏ khoảng vài trăm ngàn đồng để bị hại chọn và xác thực đơn, chụp ảnh đơn hàng gửi cho đối tượng qua Zalo, Facebook chuyển tiền vào các tài khoản do đối tượng cung cấp và được đối tượng chuyển lại toàn bộ số tiền đã bỏ ra mua hàng cùng với hoa hồng từ 3-20%. Sau một số lần tạo niềm tin bằng cách trả gốc và hoa hồng như cam kết ban đầu, tiếp theo đối tượng viện lý do là “bạn đã được công ty nâng hạng" và gửi các đường dẫn sản phẩm trên sàn Lazada, Shopee... có giá trị lớn hơn và tiếp tục yêu cầu bị hại chụp lại hình ảnh sản phẩm đồng thời chuyển tiền. Khi đã nhận được, đối tượng không chuyển tiền mà tiếp tục thông báo cho cộng tác viên phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khác thì mới được chuyển lại tiền và hoa hồng (thực chất là tiếp tục chuyển tiền vào tài khoản đối tượng). Sau đó các đối tượng chiếm đoạt tiền của bị hại. 

       5.
Lợi dụng tình hình dịch covid 19 để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng tạo các tài khoản mạng xã hội để đăng bán các dụng cụ, thiết bị y tế chống dịch... Khi bị hại kết nối và đặt cọc hoặc thanh toán số tiền theo thỏa thuận, các đối tượng chặn liên hệ, đổi số điện thoại... và chiếm đoạt số tiền đã nhận được; hoặc lợi dụng nhu cầu người dân từ nước ngoài về nước gia tăng, các đối tượng tạo lập các tài khoản mạng xã hội giả để đăng tin trên các trang, hội nhóm... đế đăng bán vé máy bay cho người dân có nhu cầu từ nước ngoải về nước. Khi bị hại hỏi mua, thỏa thuận xong giá cả thì các đối tượng yêu cầu thanh toán và đồng thời
gửi cho khách hàng các hình ảnh giả về vé máy bay do các đối tượng tự tạo ra, sau đó chiếm đoạt số tiền bị hại thanh toán. 



      * Tình hình tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm trật tự an toàn xã hội trong tháng 5/2022, nổi lên: 

     - Phát hiện một số nhóm tội phạm nước ngoài (chủ yếu người Đài Loan- Trung Quốc) tấn công, xâm phạm vào hệ thống ngân hàng thương mại lớn của tại Việt Nam (BIDV, Viettinbank) để đánh cắp, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng trong tài khoản của khách hàng. 

      - Các đối tượng lợi dụng lỗ hổng trong bảo mật, sơ hở trong quản trị để tán phát, đưa các nội dung quảng cáo cá độ, đánh bạc trực tuyến, mại dâm trên mạng, cổng thông tin điện tử của một số bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp. 

      - Xuất hiện sàn giao dịch được quảng cáo đến từ Anh, ủy thác cho quỹ tại Việt Nam hứa hẹn chi trả lợi nhuận từ 6-10% tháng tương đương với 72-120% trên năm cho hà đầu tư, có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép. Lợi nhuận được chi trả hàng ngày có thể lên tới 14% trên tháng, nếu nhà đầu tư cam kết ủy thác lâu dài và không rút gốc. Ngoài ra, sàn còn hứa hẹn chi trả thêm 6 nguồn thu nhập khác thụ động lâu dài nếu nhà đầu tư phát triển được hệ thống theo mô hình nhiều tầng như đa cấp; nếu mời chào được người tham gia mới thuộc hàng F1 được hưởng 50% số lĩa của các F1 này. Để tăng độ tin tưởng cho nhà đầu tư, chúng mở hàng chục văn phòng, chi nhánh đại diện hoàng tráng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. 

     Qua công tác phòng, ngừa đấu tranh với các loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo qua các mô hình, dự án mới gọi đầu tư tài chnhs tại các sàn giao dịch tiền ảo, sàn giao dịch ngoại hối… với mức lợi nhuận rất cao, được bảo hiểm vốn và huwowgr hoa hồng cao theo mô hình kim tự tháp nhiều tầng. Tuy nhiên, sau khi bị bắt, các đối tượng khai nhận đây chỉ là chiêu trò lừa đảo, bọn chúng thuê lập trình viên (hoặc trực tiếp là lập trình viên) tạo ra các Website, thực hiện các kỹ thuật đồ họa điều khiển các chỉ số để nhà đầu tư tin rằng là tài khoản của mình đang ngày một lãi nhằm dánh lừa họ. 

      Lợi nhuận được trả cho nhà đầ tư khi tham gia sàn này có thể là lấy tiền của người này rồi chia cho người kia, lấy tiền của người tham gia sau chia lại cho người tham trước. Còn đối với các sàn giao dịch trên thị trường ngoài hối hay không thì chưa được  kiểm chúng. Khi mời gọi được số lượng nhà đầu tư đáng kể tham gia, các đối tượng sẽ đánh sập trang Web và chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư. 

         Khuyến cáo: Trước khi tham gia bất kỳ loại hình thức đầu tư nào, nên tìm hiểu kỹ về loai hình đầu tư dó  là loại hình có được nhà nước cấp phép không, có được pháp luật bảo hộ không và yếu tố thanh toán của loại hình đầu tư đó như thế nào để tránh bị lừa mất tiền và vô hình vi phạm pháp luật.

           - Các loại hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng hiện này như:

+ Giả mạo đường dây nóng của ngân hàng trên công cụ tìm kiếm lợi dụng mục quảng cáo trên Google Searches;

+ Giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng để gọi hỗ trợ giải quyết sự cố về bảo mật;

+ Giả mạo tổ chức từ thiện có thật hoặc  giả là người cần giúp đỡ để kêu gọi người khác quyên góp tiền qua các thư điện tử, quảng cáo biểu ngữ, các bài đăng, chia sẻ mạng xã hội, đính kèm theo các  tệp liên kết độc hại để lừa nạn nhân;

+ Nhờ người dùng thanh toán giúp đơn hàng, hứa trả tiền lại;

+ Tổ chức kinh doanh theo hình thức “ship hàng code” để được nhận hoa hồng cao;

+ Hoạt động lừa đảo thông qua việc kêu gọi làm cộng tác viên sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki…

+ Giả danh lag “Tổng đài viện của LLCSGT” thông báo về vệc có biên lai phạt nguội, hoặc gây tai nạn giao thông bỏ chạy…

+ Lập tài khoản hoặc chiếm quyền quản trị để nhắn tin mượn tiền người quen…

+ Giả danh các nhà magj gội điện số thuê bao điện thoại trúng thưởng

+ Giả danh cán bộ ngân hàng thông báo có người chuyển tiền nhưng do bị lỗi.

+ làm quen yêu nhau, gửi hàng từ nước ngoài về….

Khuyến cáo: Tuyệt đối không được tin và làm theo hướng dẫn của đối tượng gọi điện thông báo trúng thưởng qua mạng, yêu cầu chuyển phí để nhận hàng; tuyệt đối không cung cấp mã số thẻ và mã OPT cho đối tượng gọi điện xưng là cán bộ ngân hàng. Đối với trường hợp tự xưng là cán bộ Tòa án, Công an, … gặp trường hợp này thì phải bình tĩnh đến ngay cơ quan công an để báo tin và hỗ trợ xác minh, từ chối chuyển tiền, không mang lo sợ mà chuyển tiền.


 














 

 

Tin Mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 172
  • Trong tuần: 1039
  • Tất cả: 67588

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH NINH THUẬN

Địa chỉ: Đường Phan Chu Trinh, Khu phố 6, Phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Điện thoại: 0259.3822665   Email: hoiphununinhthuan@gmail.com