Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả
05-10-2023
I. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI VỮNG MẠNH
1 Về phát triển mạng lưới, thu hút hội viên, thành viên
- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội theo phương châm “ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, tạo môi trường để phụ nữ phát triển bản thân, đóng góp cho cộng đồng, tham gia tổ chức Hội.
- Nâng cao chất lượng các hoạt động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành nhằm phát huy vai trò nòng cốt của hội viên là nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và vai trò xung kích của nữ thanh niên.
- Cán bộ Hội chuyên trách các cấp thực hiện “3 cùng” với chi Hội: “cùng nghe phụ nữ nói, cùng nói cho phụ nữ hiểu, cùng làm cho phụ nữ theo”.
- Yêu cầu đưa ra các hoạt
động phù hợp tập trung vào các nhóm: nữ thanh niên, phụ nữ cao tuổi, phụ nữ đi làm
ăn xa, phụ nữ khu vực kinh tế phi chính thức, phụ nữ khu vực đô thị, khu chung
cư, phụ nữ tiểu thương, nữ trí thức, nữ doanh
nhân phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ theo tôn giáo trong đó chú trọng đến
4 tôn giáo lớn: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài.
- Khuyến khích mở rộng
các mô hình phù hợp với tình hình thực tế, nhu cầu, sở thích chính đáng của phụ
nữ. Ngoài các mô hình theo địa bàn hành chính, các loại hình CLB, tổ, nhóm phụ
nữ theo lứa tuổi, sở thích, nghề nghiệp… trực thuộc các cấp Hội được khuyến
khích thành lập. Thí điểm xây dựng, nhân rộng và nâng chất lượng các mô hình/hoạt
động thúc đẩy bình đẳng giới, xóa bỏ khuôn mẫu giới, hỗ trợ giải quyết những vấn
đề cấp thiết đối với phụ nữ - trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực
hiện đồng bộ các biện pháp hỗ trợ cơ sở khó khăn (chú trọng cơ sở Hội thuộc
vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng công giáo, phụ nữ trong các cơ sở tôn
giáo...) trong công tác tập hợp phụ nữ, phát triển hội viên. Xây dựng Tổ truyền
thông cộng đồng ứng dụng truyền thông trên nền tảng số (vùng DTTS và miền núi
thuộc dự án 8) để thu hút, tập hợp hội viên. Các cấp Hội cơ sở chủ động, linh
hoạt tổ chức hoạt động hướng đến nhóm phụ
nữ tạm trú trên địa bàn.
- Công nhận, tôn vinh, phát huy tinh thần cống hiến và tầm ảnh hưởng đối với phong trào và hoạt động của hội viên danh dự.
2. Nâng cao chất lượng cán bộ, kiện toàn bộ máy tổ chức Hội các cấp
2.1 Về nâng cao chất lượng cán bộ
- Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội theo
chuẩn mực/tiêu chí người phụ nữ thời đại
mới. Phát huy vai trò người đứng đầu của tổ chức Hội khi tham gia cấp ủy, cơ quan dân cử và các thiết chế đại diện khác.
- Chú
trọng các khâu trong công tác cán bộ, công tác quy hoạch gắn với đổi mới
công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ Hội theo vị trí việc làm; đề
xuất chính sách, cơ chế đào tạo, luân chuyển cán bộ Hội, chú trọng cán bộ trẻ,
cán bộ là người DTTS để tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao năng lực và phát triển;
nâng cao năng lực cán bộ Hội về chuyển đổi
số và kỹ năng ngoại ngữ; phối hợp với hệ thống trường chính trị tỉnh; trung
tâm chính trị huyện, thành phố trong đào tạo cán bộ Hội các cấp, đặc biệt là
cán bộ Hội cơ sở; nhiệm kỳ đầu tiên đưa yêu
cầu về ứng dụng công nghệ thông tin đối với cán bộ chuyên trách các cấp Hội vào
chỉ tiêu của nhiệm kỳ.
- Đội ngũ cán bộ chuyên trách các cấp Hội tăng cường đi cơ sở, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cán bộ, hội viên (triển khai, vận hành phần mềm quản lý cán bộ, hội viên), quyết liệt chỉ đạo và triển khai kế hoạch đồng bộ, thống nhất, đảm bảo tính khả thi.
- Đề cao trách nhiệm của các cấp Hội, đặc biệt là cấp cơ sở. Hỗ trợ, động viên, tôn vinh chi hội trưởng, tổ trưởng tổ phụ nữ, người đứng đầu các tổ, nhóm, mạng lưới phụ nữ triển khai các hoạt động tại cộng đồng; khuyến khích tinh thần tự nguyện đảm nhận nhiệm vụ chi hội trưởng; vận động cán bộ, công chức nghỉ hưu làm chi Hội trưởng; bảo đảm địa bàn có đông phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ theo tôn giáo có cán bộ Hội là người dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo; định kỳ tổ chức giao lưu, biểu dương chi hội trưởng tiêu biểu các cấp.
- Phát huy vai trò, sự tham gia hiệu quả của các ủy viên Ban Chấp hành cơ cấu các ngành, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tại cơ sở cho các lĩnh vực công tác Hội; các nữ chức sắc, chức việc, hội viên nòng cốt/cốt cán tôn giáo tiêu biểu, người có uy tín vùng DTTS và miền núi là những người có nhiều đóng góp trong hoạt động xã hội, bình đẳng giới...
2.2 Kiện toàn bộ máy tổ chức Hội các cấp
- Việc kiện toàn bộ máy tổ chức Hội các cấp cần bám sát chủ trương, định
hướng của Đảng theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ, kết hợp hài
hòa giữa
kế thừa, ổn định với đổi
mới và phát triển; tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Hội đảm bảo năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động
hiệu quả.
- Là nhiệm kỳ đầu tiên áp
dụng bộ máy Ủy ban Kiểm tra ở các cấp Hội nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý, điều hành bộ máy cơ quan chuyên trách các cấp Hội
2.3. Xây dựng văn hóa tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành bộ máy cơ quan chuyên trách và hệ thống Hội
- Quán triệt, thấm nhuần và lan tỏa các giá trị cốt
lõi của tổ chức Hội “Đoàn kết, nhân văn,
sáng tạo, khát vọng, phát triển” đến từng cán bộ, hội viên, phụ nữ. Đẩy mạnh
truyền thông, quảng bá về tổ chức và hình ảnh người cán bộ Hội trong thời kỳ mới.
- Rà soát, xây dựng, hoàn thiện, ban hành các quy chế, quy định về sử dụng
các phần mềm trong hệ thống Hội, thực hiện
cải cách hành chính thông qua việc tập huấn, vận hành ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý, điều hành một số hoạt động của Hội. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao
nhận thức; đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành.
- Cơ quan chuyên trách Hội các cấp thực hiện nghiêm cải cách hành chính, cải
tiến lề lối làm việc, hoàn thiện các quy chế, quy định và sử dụng đồng bộ các
phần mềm trong Hội. Áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng trong điều hành hoạt động Hội cấp trung ương và cấp tỉnh, huyện;
triệt để phân cấp, phân quyền, phản ứng nhanh,
hiệu quả với các vấn đề cấp thiết của phụ nữ.
- Xây dựng tiêu chí đánh
giá kết quả hoạt động Hội, đánh giá sự đồng thuận, tin tưởng của hội viên, phụ
nữ. Xây dựng cơ chế đánh giá, kiểm tra, giám sát nội bộ của của cơ quan
chuyên trách và cán bộ trong hệ thống Hội.
- Xây dựng các tiêu chí thi đua, xác định các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phù hợp theo hướng mở rộng đối tượng khen thưởng; xã hội hóa nguồn lực cho công tác khen thưởng; rà soát nâng tầm các giải thưởng hiện có cấp Trung ương và địa phương; triển khai thực hiện Giải thưởng Nguyễn Thị Định dành cho cán bộ Hội xuất sắc, có hình thức ghi nhận, tôn vinh, khen thưởng phù hợp để khuyến khích sự tham gia của tập thể, cá nhân trong và ngoài nước vì sự tiến bộ của phụ nữ.
II. KỸ NĂNG TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH SINH HOẠT CHI/TỔ PHỤ NỮ
Theo quy định của Điều lệ Hội, thời gian sinh hoạt của chi hội, tổ phụ nữ ít nhất ba tháng một lần (4 lần/năm):
* Hình thức: các hình thức sinh hoạt phù hợp với đặc thù của từng cơ sở, có thể là một trong những hình thức sau:
- Họp sơ kết, tổng kết hoạt động Hội hoặc triển khai công tác Hội.
- Nghe nói chuyện chuyên đề.
- Tham quan, tổ chức về nguồn, thăm mô hình tiêu biểu.
- Hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
- Tổ chức các hoạt động, sự kiện nhân các dịp lễ hội.
- Tham gia các hoạt động chung của cộng đồng do xã, phường, thị trấn, đơn vị hoặc Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tổ chức bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
- Sinh hoạt theo câu lạc bộ, tổ/nhóm phụ nữ có tính chất đặc thù thuộc sự quản lý, điều hành của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở hoặc của chi hội.
- Tham gia các hoạt động, các diễn đàn trực tuyến của các nhóm/hội trên mạng xã hội do Hội thành lập và có tương tác, hưởng ứng tích cực.
- Đối với tổ chức Hội cơ sở, nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, hoạt động của chi hội, tổ chức sinh hoạt chi hội tiến hành như các chi hội khác. Tùy từng địa phương có thể có những hoạt động đặc thù.
* Nội dung hoạt động:
- Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn phụ nữ thực hiện đường lối chủ trương, luật pháp chính sách của Đảng, Nhà nước, các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở.
- Phổ biến, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, PTTĐ và các hoạt động trọng tâm của Hội; phản ánh mối quan hệ giữa tổ chức hội với hội viên phụ nữ.
- Triển khai những chính sách mới, những hoạt động thiết thực đem lại quyền lợi chính đáng cho HVPN
- Những nội dung khác đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của HV
* Quy trình tổ chức sinh hoạt hội viên
Bước 1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
- Họp cán bộ chi/tổ thống nhất nội dung sinh hoạt.
- Báo cáo, xin ý kiến cấp ủy Chi bộ về nội dung sinh hoạt.
- Phân công cán bộ chi hội thực hiện tổ chức sinh hoạt (người làm tổ chức, người ghi chép biên bản, người đọc báo cáo…).
- Thời gian, địa điểm, trang âm, loa đài
- Triệu tập HVPN.
- Dự kiến một số câu hỏi gợi ý để hội viên thảo luận.
Bước 2. Tiến hành sinh hoạt hội viên
- Văn nghệ (nếu có);
- Điểm danh;
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, thông qua chương trình;
- Trình bày báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác Hội quý… của Chi hội; các nội dung sinh hoạt theo hướng dẫn...;
- Thảo luận của hội viên;
- Lãnh đạo cấp trên phát biểu (nếu có);
- Chủ tọa kết luận (tóm tắt nội dung sinh hoạt, các ý kiến phát biểu, tiếp thu, giải thích làm rõ…)
Bước 3: Kết thúc buổi sinh hoạt
- Nhận xét buổi sinh hoạt: Giờ giấc, thái độ của hội viên
- Biểu dương những hội viên tích cực: tham gia hoạt động Hội; có mặt đúng giờ, tích cực phát biểu ý kiến...
- Thông báo kỳ sinh hoạt lần sau: nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm, những vấn đề cần chuẩn bị và phân công nhiệm vụ.
- Cảm ơn sự tham gia của các đại biểu, báo cáo viên, hội viên
Kết thúc buổi sinh hoạt; hoàn thiện sổ ghi biên bản buổi sinh hoạt
III. VIỆC KIỆN TOÀN CHI HỘI TRƯỞNG, CHI HỘI PHÓ, TỔ TRƯỞNG, TỔ PHÓ
1. Việc kiện toàn chi hội trưởng
- Tiêu chuẩn lựa chọn nhân sự chi hội trưởng:
+ Là hội viên.
+ Tự nguyện.
+ Được hội viên tín nhiệm.
+ Có trách nhiệm, tâm huyết, nhiệt tình.
+ Có sức khỏe, thời gian và các điều kiện tham gia công tác Hội.
- Việc kiện toàn chi hội trưởng phụ nữ được thực hiện bằng hình thức bầu cử tại hội nghị chi hội sau khi có sự thống nhất của cấp ủy và Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở; đảm bảo có ít nhất 50% số hội viên của chi, tổ được triệu tập tham dự.
- Quy trình kiện toàn bầu cử chi hội trưởng đảm bảo các bước sau:
+ Xin chủ trương, được sự đồng ý chi ủy chi bộ và Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở về việc kiện toàn bổ sung và nhân sự dự kiến bầu chi hội trưởng.
+ Tổ chức hội nghị toàn thể hoặc đại diện (Nêu lý do triệu tập hội nghị; trình bày phương án nhân sự kiện toàn chi hội trưởng; hội viên đề cử, ứng cử; hội viên bầu cử bằng hình thức biểu quyết giơ tay). Hội nghị phải có sự tham gia, chỉ đạo trực tiếp của đại diện chi ủy chi bộ và lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở. Chủ trì hội nghị có thể do chi hội trưởng cũ/chi hội phó (trường hợp chi hội trưởng vắng mặt) hoặc đại diện Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở.
+ Căn cứ biên bản Hội nghị, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp trên trực tiếp công nhận kết quả bầu cử. Biên bản hội nghị phải đầy đủ và lưu hồ sơ.
- Trường hợp đặc biệt, có thể thực hiện hình thức chọn cử nhưng phải được sự thống nhất của cấp ủy cùng cấp, Hội cấp trên trực tiếp và nhân sự dự kiến đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chung. Quy trình thực hiện chọn cử như sau:
+ Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp quản lý trực tiếp lựa chọn giới thiệu nhân sự.
+ Đề xuất xin ý kiến cấp ủy cùng cấp và Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp trên trực tiếp.
+ Ban Chấp hành họp và ra thông báo công nhận chức danh.
2. Việc kiện toàn chi hội phó, tổ trưởng, tổ phó phụ nữ
Căn cứ điều kiện thực tế chi hội trưởng lựa chọn, giới thiệu nhân sự, đề xuất cấp ủy cùng cấp và cấp Hội quản lý trực tiếp để thực hiện chọn cử và đề nghị Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp quản lý trực tiếp xem xét, công nhận.
IV. PHÁT TRIỂN HỘI VIÊN DANH DỰ
1. Điều kiện trở thành hội viên danh dự
Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, quốc tịch, đang cư trú và làm việc tại Việt Nam, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập tổ chức Hội, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn:
- Có uy tín; có tầm ảnh hưởng tới cộng đồng; có khả năng quy tụ, tập hợp, tác động tích cực đến nhận thức và hành vi của hội viên, phụ nữ.
+ Người có uy tín là người được đồng nghiệp/hội viên/phụ nữ tôn trọng nhờ phẩm chất đạo đức cũng như thành công trong công việc. Người có uy tín là người luôn giữ lời hứa và tự tin về bản thân (có tính quyết đoán, có tầm nhìn rộng, có phẩm chất - nhân cách - đạo đức tốt, thành công trong công việc/cuộc sống/lĩnh vực.
+ Người có tầm ảnh hưởng là những người có sức ảnh hưởng tới cộng đồng, họ có khả năng tác động tới suy nghĩ và hành vi của nhóm người/hội viên, phụ nữ. Người có tầm ảnh hưởng đến phong trào phụ nữ và hoạt động Hội là những người có đóng góp, tác động ảnh hưởng đến các hoạt động Hội và phong trào phụ nữ, mang lại cảm giác tích cực cho hội viên/phụ nữ; có sự tác động, ảnh hưởng nhất định đến quyết định của hội viên/phụ nữ bởi nhiều yếu tố mà bản thân người đó sở hữu hoặc được cộng đồng công nhận như tài năng, kiến thức, địa vị, mối quan hệ... Người có tầm ảnh hưởng có thế là người nối tiếng, người của công chúng (diễn viên, ca sỹ, người mẫu, vận động viên...); có thể là người có chuyên môn cao, chuyên gia, nhà khoa học; có thể là người có kinh nghiệm về một lĩnh vực/hoạt động nào đó....
- Đã có quá trình/thời gian tham gia hỗ trợ các hoạt động Hội (ít nhất từ 02 năm trở lên) với tư cách là chuyên gia, tư vấn, giảng viên, báo cáo viên...hoặc ủng hộ vật chất cho các hoạt động của Hội; tương trợ, giúp đỡ hội viên, phụ nữ.
2. Thẩm quyền công nhận hội viên danh dự
- Các cấp Hội từ tỉnh đến Hội LHPN xã/phường/thị trấn đều có thẩm quyền công nhận hội viên danh dự.
Công nhận ở cấp nào phụ thuộc vào uy tín, tầm ảnh hưởng và đóng góp của người được đề xuất, gọi chung là “Hội viên danh dự của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam”. Nếu sự đóng góp và tầm ảnh hưởng trong phạm vi toàn tỉnh hoặc sở, ban, ngành sẽ do cấp tỉnh công nhận. Đối với các nhân sự là nữ thì lưu ý, vận động trở thành hội viên chính thức của Hội.
3. Quy trình giới thiệu và kết nạp hội viên danh dự
- Bước 1: Trong quá trình tổ chức hoạt động Hội và phong trào phụ nữ, hội viên,cán bộ Hội chuyên trách các cấp, các tổ chức thành viên, đơn vị có liên quan phát hiện người có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên danh dự thì giới thiệu, đề xuất, báo cáo Ban Thường vụ Hội LHPN cùng cấp (lập danh sách trích ngang theo mâu đính kèm).
- Bước 2: Ban Thường vụ Hội LHPN cùng cấp cử đại diện gặp gỡ cá nhân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng sau đó lập danh sách những người đáp ứng tiêu chuẩn để kết nạp hội viên danh dự.
- Bước 3: Ban Thường vụ Hội LHPN cấp dưới báo cáo Ban Thường vụ Hội LHPN cấp trên trực tiếp. Đối với hội viên danh dự là người nước ngoài, ngoài việc xin ý kiến Ban Thường vụ Hội LHPN cấp trên cần xin ý kiến thẩm định của cơ quan Công an cùng cấp.
- Bước 4: Ban Thường vụ Hội LHPN cùng cấp ra quyết định và tổ chức công nhận hội viên danh dự gắn với một hoạt động của Hội gần nhất (mẫu quyết định và market đính kèm)
4. Chương trình công nhận hội viên danh dự
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- Văn nghệ (nếu có)
- Thông qua quyết định công nhận hội viên danh dự
- Trao thẻ hội viên, tặng hoa cho hội viên danh dự (tùy điều kiện cụ thể)
- Phát biểu của hội viên danh dự (nếu có)
- Cảm ơn, kết thúc chương trình công nhận.
5. Quản lý hội viên danh dự
- Hội viên danh dự do cấp nào công nhận thì cấp đó có trách nhiệm lập danh sách, tổng hợp, theo dõi trên phần mềm excel, báo cáo khi được yêu cầu. Sau khi phần mềm quản lý cán bộ, hội viên được nâng cấp thì cập nhật dữ liệu hội viên danh dự vào phần mềm để theo dõi, quản lý. Trước mắt, các huyện, thành phố cập nhật danh sách hội viên danh dự gửi về Hội LHPN tỉnh (thông qua Ban Tổ chức-Hành chính) để công bố trên Website, fanpage của Hội LHPN tỉnh, mục đích công khai danh sách cụ thể số lượng hội viên danh dự để các cấp Hội biết thông tin nhằm đảm bảo mỗi hội viên danh dự chỉ được công nhận một lần, tránh trùng lặp.
- Số lượng hội viên danh dự không được cộng vào tổng số hội viên khi tính tỷ lệ tập hợp. Thông tin báo cáo về số lượng hội viên danh dự và biến động (ghi rõ lý do) được thực hiện 2 lần/năm gắn với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm của các cấp Hội.
- Khi hội viên danh dự vi phạm pháp luật có quyết định kỷ luật hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì thôi là hội viên danh dự theo nguyên tắc cấp nào ra quyết định công nhận thì cấp đó ra quyết định thôi là hội viên danh dự.
6. Phát huy vai trò của hội viên danh dự
Căn cứ vào nhiệm vụ của hội viên danh dự đã được quy định trong Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, các cấp Hội cần chủ động phân công nhiệm vụ, phát huy vai trò của hội viên danh dự như mời làm chuyên gia, tư vấn, giảng viên, báo cáo viên, tham gia các sự kiện, các hoạt động do Hội tổ chức, giúp đỡ và hỗ trợ, tư vấn hội viên phụ nữ về tinh thần, vật chất...phù hợp với điều kiện, khả năng, thế mạnh của mỗi hội viên.
|