Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội
25-06-2024
I. Các khái
niệm và các vấn đề về chuyển đổi số:
1. Chính phủ điện tử là một cách tổ chức chính phủ dựa trên việc sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông. Chính phủ điện tử là thay đổi quan hệ bên trong và bên ngoài của
các tổ chức công cộng sử dụng internet, công nghệ thông tin và viễn thông để tối
ưu hóa các dịch vụ được cung cấp, tăng cường sự tham gia của công chúng vào quản
lý nhà nước và cải tiến quy trình nội bộ.
2. Chính quyền điện tử là chính
quyền sử dụng công nghệ thông - tin truyền thông để đổi mới tổ chức, đổi mới
quy trình, làm việc hiệu quả, minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt
hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước ở địa phương.
3. Chính phủ số được thiết kế và vận hành để
tận dụng lợi thế của dữ liệu số trong việc ưu tối ưu hóa chuyển đổi và tạo ra
các dịch vụ của chính phủ.
Chính phủ điện tử: “bốn không”: Họp không gặp mặt; xử lý văn bản không giấy; giải quyết thủ tục
hành chính không tiếp xúc; thanh toán không dùng tiền mặt; thêm “bốn có”: có
toàn bộ hành động an toàn trên môi trường số; có khả năng cung cấp dịch vụ mới
nhanh; có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu; có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn
dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển
và quản lý kinh tế -xã hội.
Chính phủ điện tử Ứng
dụng công nghệ thông tin tối ưu hóa quy trình đã có theo mô hình hoạt động đã
có, cung cấp dịch vụ đã có. Chính phủ số là Chuyển đổi số thay đổi quy trình mới,
thay đổi mô hình hoạt động mới, cung cấp dịch vụ mới/cung cấp dịch vụ đã có
theo cách mới.
4. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá
nhân, tổ chức về cách sống, làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ
số (Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuổi
khối...)
Vì sao cần
chuyển đổi số ?
- Chính phủ số giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, hiệu lực
hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng.
- Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới,
giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát thu nhập
trung bình.
- Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch
vụ, đào tạo, trí thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng. Các
ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và
chất lượng cuộc sống của người dân
Mục tiêu
chuyển đổi số: Để xây dựng và thực hiện hiệu quả chính phủ số, kinh tế
số và xã hội số.
Cơ quan nhà
nước phải làm gì trong chuyển đổi số?
- Mục tiêu cũng như thách thức của cơ quan nhà nước là chuyển
đổi số từ hệ thống dữ liệu đóng trở thành dữ liệu mở, nhằm tạo kết nối chia sẻ
dữ liệu. Điều này là tiền đề giúp thức đẩy hoạt động chuyển đổi số của doanh
nghiệp, cũng như người dân thực hiện được thuận tiện.
- Khi chuyển đổi số, các cơ quan doanh nghiệp cũng phải sử dụng
hệ thống phân tích dữ liệu, có thể là từ AI, để giải quyết số hóa các nguồn
thông tin đầu vào, không còn phụ thuộc vào giấy tờ, văn bản hành chính.
Khó khăn và
thách thức lớn nhất của chuyển đổi số:
- Khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là thay đổi thói quen.
Thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là có nhận thức đúng.
- Loài người đã quen với môi trường thực nhiều thế kỷ. Chuyển
lên môi trường số là thay đổi thói quen.Thay đổi thói quen là việc khó, là việc
lâu dài. Thay đổi thói quen ở một tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào quyết tâm của
người đứng đầu.
- Chuyển đổi số chưa có tiền lệ, vì vậy, nhận thức đúng là việc
khó. Nhận thức đúng về chuyển đổi số còn phải đặt trong bối cảnh cụ thể của một
tổ chức. Chuyển đổi số là vấn đề nhận thức chứ không phải là vấn đề công nghệ,
là chuyện dám làm hay không dám làm của người lãnh đạo.
II. Về quan
điểm, chủ trương của Đảng ta
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đã xác định
một trong những nội dung định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030,
đó là đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa
học và công nghệ; Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ chính trị xác định rõ, chủ động
tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu khách quan,
là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu
dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; đồng thời cũng nhấn mạnh phát huy
sự tham gia có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội;
các đối tượng chịu tác động của chính sách vào quá trình hoạch định và giám sát
thực thi các chính sách có liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của tổ chức Hội trong tham gia quá trình chuyển
đổi số quốc gia.
III. Về mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh Ninh Thuận.
- Đến
năm 2025, Ninh
Thuận là một
trong những địa phương sớm hoàn thành mục tiêu về chuyển đổi số trong
khu vực
Nam Trung bộ,
phấn đấu thuộc nhóm
15 tỉnh, thành phố có chỉ số đánh giá chuyển đổi số
(DTI) cao nhất cả nước.
- Đến năm 2030, Ninh Thuận thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên
phạm vi toàn tỉnh theo các lĩnh vực; phấn đấu
thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố có chỉ số đánh giá
chuyển đổi số (DTI)
cao nhất
cả nước; thuộc nhóm
4 tỉnh, thành phố
cao nhất khu vực
Nam Trung
bộ.
IV. Về chiến lược phát triên tổ chức Hội, trọng tâm là ứng dựng công nghệ
thông tin.
Nghị
quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 13 đã xác định một trong hai
khâu đột phá của nhiệm kỳ đó là đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là
ứng dụng công nghệ thông tin; chiến lược phát triển tổ chức LHPN Việt Nam đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã xác định lấy việc ứng dụng công nghệ
thông tin làm cơ sở, điều kiện, tiền đề để Hội đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt
động. Năm 2024, Trung ương Hội đã thống nhất chọn chủ đề “Tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động Hội”, chủ đề năm đã nhanh chóng nhận được sự
quan tâm của các cấp Hội, hội viên phụ nữ hưởng ứng và nhiều hình thức công nghệ
thông tin cũng đã được ứng dụng mạnh mẽ hơn trong các hoạt động như truyền
thông, hội thi, tập huấn, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp phát triển kinh tế, quản lý
hội viên
1. Vai trò của ứng dụng CNTT
trong hoạt động Hội
- Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành: Công nghệ thông tin giúp Hội
LHPN các cấp nắm bắt thông tin kịp thời, từ đó có thể đưa ra định hướng, chỉ đạo
công tác hiệu quả hơn.
- Mở rộng kênh thông tin, tuyên truyền: Công nghệ thông tin giúp Hội
tiếp cận và truyền tải thông tin đến hội viên, phụ nữ một cách nhanh chóng, hiệu
quả, góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên về các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước và các hoạt động của Hội.
- Tăng cường kết nối, giao lưu: Công nghệ thông tin giúp hội
viên, phụ nữ dễ dàng kết nối, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau,
góp phần xây dựng cộng đồng phụ nữ đoàn kết, gắn bó.
- Hỗ trợ
phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế: Công nghệ thông tin giúp phụ nữ tiếp
cận thông tin về thị trường, nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, từ đó có thể khởi
nghiệp và phát triển kinh tế hiệu quả hơn.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Công nghệ thông tin giúp hội
viên, phụ nữ học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng, từ đó nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
2. Thực trạng ứng dụng CNTT
trong các cấp Hội
Nhận thức được ý nghĩa, vai trò của ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động Hội, trong những năm qua, Hội LHPN tỉnh đã tập trung
thực hiện các hoạt động như:
- Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thường xuyên, kịp thời các văn
bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh, của Hội về chuyển đổi số và ứng dụng
công nghệ thông tin, trong đó tập trung lồng ghép tuyên truyền về: Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày
29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn
2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh
Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra; thực hiện có hiệu quả khâu đột phá
“Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông
tin"; chủ đề “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội”;
triển khai và phát động phong trào thi đua chuyển đổi số năm 2024.
-
Phát huy vai trò của Cổng thông tin điện tử trong việc tuyên truyền các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hoạt động của Hội các cấp, các mô hình
hay, kinh nghiệm trong công tác phụ nữ.
- Hướng
dẫn Hội LHPN các cấp đẩy mạnh sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo để tuyên
truyền, vận động hội viên tham gia các phong trào, hoạt động của Hội, đồng thời,
kịp thời nắm bắt thông tin dư luận xã hội.
- Hỗ
trợ cán bộ Hội các cấp và hội viên phụ nữ nâng cao ứng dụng công nghệ thông
tin, tiếp cận Chính phủ điện tử và nền kinh tế số.
- Thành lập
trang Fanpage của Hội.
Kết quả: Kết hợp
tổ chức 15 lớp tập huấn/cho 975 cán bộ Hội các cấp về công nghệ thông tin, chuyển
đổi số; hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý cán bộ, hội viên; 02 hội nghị tập huấn, hướng dẫn ứng dụng công nghệ
thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội; công tác quản lý, hướng dẫn cán bộ Hội và tổ trưởng
tổ vay vốn ứng dụng App thông tin quản lý tín dụng chính sách của NHCSXH trong
hoạt động ủy thác; tham gia các cuộc thi trực tuyến do Trung ương Hội và tỉnh tổ chức: Cuộc thi “Ứng
dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội” có 35 sản phẩm dự thi, Hội LHPN tỉnh chọn 05 sản phẩm xuất
sắc nhất tham gia cấp Trung ương; Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu
chính sách tín dụng cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác” năm 2024; mở 6 lớp tập huấn/cho 521 chị cán bộ Hội, phụ nữ có ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp;
hướng dẫn các kỹ năng liên kết sản xuất, kinh doanh các đặc sản địa
phương, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ phụ nữ tham
gia thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực ứng dụng công
nghệ thông tin cho hội viên, phụ nữ nhất là nữ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ
hợp tác và hội viên, phụ nữ có nhu cầu khởi nghiệp; 04 hội nghị tập huấn, tuyên truyền về kỹ
năng viết tin, bài và hướng dẫn thực hiện trên ứng dụng mạng xã hội để đăng tải
tin, bài; áp dụng mô hình không giấy tờ trong các hội nghị, cuộc họp; xây dựng
và chuyển tải tài liệu qua quét ứng dụng mã QR-code; tạo poster, soạn
bài giảng sử dụng phần mềm Canva, CapCut… tăng cường công tác tuyên truyền, thành lập và duy trì 604 nhóm zalo, 74 trang facebook, 74 trang fanpage của Hội. Việc ứng dụng chữ ký số, sử dụng
Hệ thống quản lý văn bản và điều hành I-Office, gần 100% văn bản đi, đến đều là
văn bản điện tử, góp phần rút ngắn thời gian trao đổi thông tin và tiết kiệm
kinh phí. Ngoài ra, các cấp Hội áp dụng công nghệ thông tin, tăng cường sử dụng các phần mềm điều
hành tác nghiệp trong công tác quản lý và
tổ chức
các hoạt động như: Hội
LHPN huyện Ninh Hải tổ chức cuộc thi xây dựng Clip/video về “Ứng dụng công nghệ
thông tin trong truyền thông các điển hình tiên tiến” với chủ đề “Mỗi hội viên
- một cử chỉ đẹp, mỗi tổ chức Hội - một hành động ý nghĩa”, hội thi trực tuyến
“Tìm hiểu lịch sử Phụ nữ Ninh Hải và Phụ nữ Ninh Thuận”; các cơ sở Hội của Huyện
Ninh Phước thiết kế lồng ảnh tham gia thử thách vào bộ nhận diện trào lưu thử
thách sống xanh đăng 11 bài viết trên facebook, zalo của Hội; Chi hội phụ nữ
khu phố 7, phường Thanh Sơn tổ chức sinh hoạt hội viên trực tiếp kết hợp trực
tuyến thông qua Ứng dụng phần mềm zalo.
Hướng dẫn hội viên cài đặt ứng dụng VNeID, VSSID trên điện thoại. Phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn hội
viên, phụ nữ và nhân dân sử dụng mạng xã hội và đăng nhập dịch vụ công trực tuyến
quốc gia; hỗ trợ, hướng dẫn cho phụ nữ sử dụng dịch vụ công trực tuyến; nộp hồ
sơ trực tuyến.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đạt được, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội vẫn còn một số
hạn chế như: việc tuyên truyền, biểu dương
các điển hình là cá nhân, tập thể lên trang mạng xã hội để nhiều người biết và
học hỏi chưa nhiều. Một số cán bộ Hội, HVPN chưa thành thạo sử dụng trang fanpage, zalo, facebook; vẫn còn một số
cán bộ, hội viên, phụ nữ chưa có sử dụng điện
thoại thông minh nên không tiếp cận được thông tin. Mặt khác, nhiều cơ sở còn
thiếu trang thiết bị công nghệ thông tin cần thiết như máy in, máy chiếu, máy
tính cấu hình thấp,... dẫn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Hệ
thống mạng và internet tại một số Hội chưa ổn định, tốc độ truy cập chậm, ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin.
Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
Hội, Hội LHPN tỉnh tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong các cấp Hội, tập trung đồng bộ các giải pháp để ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động cụ thể như sau:
1. Trước hết là nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin của cán bộ Hội các cấp đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của ứng dụng
công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay, gắn với xây dựng
người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Tập huấn nâng cao trình độ đảm bảo đến cuối
nhiệm kỳ cán bộ Hội cơ sở sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản phục vụ công
tác Hội góp phần cùng với Đảng bộ, các cấp, các ngành hoàn thành mục tiêu chuyển
đổi số của tỉnh. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ về công
nghệ số, khuyến khích hội viên phụ nữ chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng số để
đáp ứng yêu cầu trong thời đại mới.
2. Các cấp Hội chú trọng tham mưu, đề xuất cơ chế và vận
động nguồn lực để trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng công nghệ
thông tin như: máy tính kết nối mạng; thiết bị họp trực tuyến. Xây dựng hệ thống
kết nối trực tuyến các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở để tổ chức các cuộc họp theo
hướng “không giấy”. Ứng dụng tốt phần mềm quản lý cán bộ hội viên, thống kê từng
bước số hóa toàn bộ quy trình quản lý hoạt động của các cấp Hội. Tăng cường
công tác thông tin, truyền thông hoạt động Hội các cấp trên các nền tảng số, tận
dụng mạng xã hội để thông tin kịp thời các nội dung, các hoạt động Hội phụ nữ.
3. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý, điều hành, đồng thời nghiên cứu, đẩy mạnh cải cách hành chính
trong hoạt động để ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, ứng dụng công nghệ
thông tin phải đi đôi với cải cách hành chính trong hoạt động hội.
4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, các mạng
xã hội để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ. Sử dụng hiệu
quả các kênh truyền thông trong hệ thống Hội như: Trang Thông tin điện tử,
Fanpage của Hội LHPN tỉnh. Bên cạnh đó, phát huy hiệu quả các nhóm Zalo,
Facebook của Hội LHPN các cấp để tạo diễn đàn lắng nghe tâm tư của hội viên, phụ
nữ, đồng thời là nguồn thông tin cung cấp kiến thức, kỹ năng toàn diện cho hội
viên, phụ nữ và nhân dân. Khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất,
kinh doanh, hướng dẫn, vận động hội viên tích cực tham gia các nhóm Zalo,
Facbook của Hội LHPN các cấp, của địa phương, chia sẻ, đăng tải, bình luận những
thông tin tích cực; đấu tranh, phản bác những thông tin xấu độc, tiêu cực. Đẩy
mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu hút, tập hợp phụ nữ
tham gia tổ chức Hội với mô hình thu hút hội viên trên không gian mạng. Nhân rộng
những cá nhân, tập thể điển hình trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động Hội.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số gắn với
đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Tiếp tục tổ chức các hoạt động trực
tuyến lan tỏa trong cộng đồng thu hút sự tham gia của hội viên, phụ nữ đối với
hoạt động hội. Tổ chức hội nghị trực tuyến, phòng họp không giấy, các hội thi
online,…
6.
Tiếp tục duy trì nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả
trong hoạt động như tổ/nhóm Phụ nữ chuyển đổi số. Thường xuyên nghiên cứu các ứng
dụng công nghệ thông tin mới. Đẩy mạnh ứng dụng và nhân rộng việc sử dụng các nền
tảng công nghệ như Canva, PowerPoint, Capcut, AI, Google meet, Zoom,… để tạo những
video clip, tạo mã QR Code đăng tải tài liệu, thiết kế trò chơi ô chữ, … trong
sinh hoạt Hội. Phối hợp các ngành mở các lớp tập huấn về cách viết bài, quay
clip, cách sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin… phục vụ công tác tuyên
truyền sinh động hơn để thu hút, tập hợp hội viên, phụ nữ vào tổ chức Hội.
|